Sâu Răng Cấm Phải Làm Sao?

Răng cấm thực chất là răng ăn nhai, giữ vai trò rất quan trọng trên cung hàm. Có chức năng cắn xé và nghiền thức ăn. Nên khi răng cấm bị sâu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, còn gây thêm cảm giác khó chịu và đau nhức khi bị sâu răng cấm.

1. Răng cấm bị sâu có thể trám không?

Răng cấm là những chiếc răng nằm phía trong răng hàm, đảm nhiệm chức năng nhai nghiền thức ăn trước khi chúng đến dạ dày, tiêu hóa rồi cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vì thế, nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ sau khi ăn, răng cấm có tỉ lệ bị sâu cao hơn những chiếc răng còn lại.

Nhưng hầu hết người bệnh đều không phát hiện răng cấm bị sâu ở những giai đoạn đầu, chỉ khi xuất hiện tình trạng đau nhức mới biết mình bị sâu răng cấm. Lúc này có thể sâu răng có thể đã ăn sâu vào tủy răng, gây viêm tủy. Hoặc nặng hơn là hoại tử tủy, buộc phải nhổ răng.

Hình ảnh 1: Hình ảnh răng bị sâu

Theo các chuyên gia nha khoa, sâu răng được chia làm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn răng xuất hiện những lốm đốm màu nâu hoặc đen trên bề mặt răng. Nếu không để ý kỹ, người bệnh sẽ hoàn toàn không hay biết răng bị sâu ở giai đoạn này.
  • Giai đoạn 2: Giai đoạn sâu răng hình thành lỗ sâu màu đen trên bề mặt răng. Lúc này, khi người bệnh vô tình cắn phải, hoặc ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh sẽ gây ra cảm giác đau nhức, vô cùng khó chịu.
  • Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn nặng nhất của sâu răng. Vi khuẩn đã tấn công vào tủy răng, gây viêm tủy. Những cơn đau sẽ dữ dội và kéo dài hơn. Đến khi răng không còn đau nhức có nghĩa là tủy răng đã bị hoại tử. Răng lúc này đã bị mẻ, vỡ nặng thậm chí là chỉ còn chân răng. Đến giai đoạn này bác sĩ bắt buộc phải nhổ bỏ, không thể chữa trị.

Chính vì thế, các bác sĩ sẽ xem xét tình trạng sâu răng của bệnh nhân mà đưa ra những hướng điều trị phù hợp. Các bác sĩ luôn ưu tiên giữ lại răng thật bằng cách điều trị sâu răng sau đó phục hình răng bằng các phương pháp như trám răng, bọc sứ. Chỉ khi răng bị hoại tử tủy hoặc đã vỡ mẻ quá nặng, bác sĩ mới tiến hành nhổ răng cấm bị sâu để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập sang các răng kế cận.

Hình ảnh 2: Hình ảnh răng sâu vỡ mẻ lớn

Vì vậy, để phòng ngừa sâu răng cũng như phát hiện sâu răng kịp thời, bạn nên đến nha khoa 6 tháng/lần để được kiểm tra răng miệng.

2. Nhổ răng cấm bị sâu có gây nguy hiểm không?

Nhổ răng là điều mà không ai mong muốn, bởi khi nhổ răng mà không được trồng răng kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng như: tiêu xương hàm, má hóp, răng xô lệch,…

Tuy nhiên, để giữ an toàn cho các răng liền kề, các bác sĩ bắt buộc phải nhổ răng cấm bị sâu. Nhiều người luôn nghĩ rằng, nhổ răng cấm sẽ để lại nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, ăn uống và vẻ ngoài bản thân. Điều này vừa sai lại vừa đúng trong thời điểm hiện tại.

Sai là bởi vì với nền công nghệ nha khoa hiện nay, việc nhổ răng đã diễn ra vô cùng nhẹ nhàng. Trước khi nhổ răng cấm, bệnh nhân sẽ được gây tê để giảm đau, quá trình nhổ răng chỉ mất khoảng 10 phút.

Hình ảnh 3: Hình ảnh bác sĩ điều trị

Đúng là bởi vì nếu chọn nhầm nha khoa kém chất lượng, tay nghề bác sĩ kém, quá trình nhổ răng sẽ vô cùng nguy hiểm với hàng loạt các biến chứng: viêm sưng, nhiễm trùng,…

Tại nha khoa I-DENT, nhổ răng cấm bị sâu sẽ được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề. Cùng với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, quá trình nhổ răng sẽ hoàn toàn êm ái, và không đau.

3. Bé 3 tuổi bị sâu răng cấm phải làm gì?

Bé 3 tuổi bị sâu răng là hiện tượng rất hay gặp bởi răng của trẻ em rất yếu, cộng với việc chưa có ý thức về chăm sóc răng miệng nên rất dễ bị sâu răng. Bên cạnh đó, nhiều bậc phụ huynh có quan điểm răng cấm bị sâu chỉ là răng sữa, có thể thay thế được nên đã không quan tâm đến.

Hình ảnh 4: Hình ảnh trẻ em bị đau răng

Tuy nhiên, trẻ 3 tuổi nếu bị sâu răng cấm có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng như:

  • Răng cấm bị sâu khiến trẻ đau nhức và không chịu ăn uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển về mặt thể chất của trẻ.
  • Khi sâu răng nặng, trẻ có thể bị rụng răng sữa. Các răng xung quanh có xu hướng mọc về khoảng trống đó gây xô lệch cung hàm và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của hàm răng về sau.
  • Vi khuẩn sâu răng tấn công tới tủy, gây viêm tủy, viêm quanh cuống,… làm ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn, khiến bé có thể không mọc được răng vĩnh viễn nữa.

Bởi vậy, các bậc phụ huynh không nên chủ quan khi bé 3 tuổi bị sâu răng cấm mà cần đưa bé đến các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám, điều trị kịp thời. Tránh ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn và sức khỏe răng miệng của bé trong tương lai.

Hình ảnh 5: Hình ảnh em bé cười vui vẻ

Tại nha khoa I-DENT chi phí tư vấn, thăm khám, chụp phim đều hoàn toàn miễn phí. Bố mẹ có thể tham khảo bảng giá điều trị răng cấm sữa sau đây:

 

TRÁM RĂNG – NỘI NHA (ĐIỀU TRỊ TỦY)
Trám răng sữa 70.000 VNĐ / Răng
Trám răng mòn cổ 200.000 đến 300.000 VNĐ / Răng

 

Trám răng sâu (không lấy tủy) composite 200.000 đến 300.000 VNĐ / Răng
Trám răng sâu (không lấy tủy) GIC 80.000 đến 150.000 VNĐ / Răng

 

Trám kẽ răng 300.000 VNĐ / Răng
Đắp mặt răng 400.000 VNĐ / Răng
Onlay/inlay CAD CAM 3.000.000 VNĐ / Răng
Điều trị tủy răng sữa 250.000 VNĐ / Răng

175.000 VNĐ / Răng (Giảm 30%)

 

About The Author

Reply