Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại niềng răng xuất hiện. Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người, cùng với điều kiện kinh tế để lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp với mình.
1. Một số loại mắc cài niềng răng phổ biến
Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha, sử dụng lực đẩy hoặc kéo của các khí cụ để đưa răng về đúng vị trí. Nhằm giúp bạn sở hữu một nụ cười hoàn hảo và sức khỏe răng miệng tốt hơn. Các trường hợp có thể áp dụng niềng răng để cải thiện như: răng thưa, móm, hô, lệch lạc…
Hiện nay, có rất nhiều loại mắc cài xuất hiện, giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn. Mỗi loại sẽ có những điểm mạnh khác nhau, phù hợp với những đối tượng khác nhau.
– Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống
- Là một trong những phương pháp ra đời sớm nhất. Song đến nay, niềng răng mắc cài kim loại vẫn giữ được vị thế của mình bởi một số điểm mạnh như:
- Chi phí tương đối hợp lý
- Thời gian chỉnh nha nhanh chóng
- Không gây đau buốt nhiều trong quá trình đeo hàm
– Niềng răng mắc cài sứ
Tuy mắc cài kim loại sở hữu nhiều điểm mạnh, nhưng vẫn hạn chế bởi tính thẩm mỹ không cao, do bị lộ khí cụ khi niềng. Vì thế, niềng răng mắc cài sứ ra đời nhằm giải quyết khuyết điểm trên.

Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ với phần mắc cài được làm bằng hợp kim gốm hoặc các chất vô cơ khác. Sở hữu nhiều điểm mạnh về tính thẩm mỹ như:
- Có màu trong suốt, khó nhiễm màu trong quá trình sử dụng. Nên khi dùng mắc cài sứ, rất khó nhận ra là bạn đang đeo niềng.
- Vật liệu cấu thành có độ chịu lực tốt và khó bị phá vỡ.
- Hiệu quả sau khi niềng rất tốt.
– Niềng răng mắc cài lưỡi
Niềng răng mắc cài lưỡi cũng như niềng răng mắc cài kim loại, chỉ khác là thay vì mắc cài nằm mặt ngoài của răng thì phương pháp này nằm mặt trong của răng. Về cơ bản, phương pháp này cũng mang lại hiệu quả niềng răng cao. Tuy nhiên, do phần khí cụ nằm bên trong sẽ gây khó chịu cho lưỡi ở thời gian đầu.
– Niềng răng mắc cài trong suốt
Sử dụng các khay niềng trong suốt, được chế tác riêng theo từng tình trạng răng của mỗi người, để kéo răng đến vị trí mong muốn. Do khay được làm từ chất liệu nhựa trong suốt, nên đảm bảo tính thẩm mỹ cho người niềng. Đồng thời niềng răng mắc cài trong suốt có thể tháo ra lắp, vào nên việc ăn uống hay vệ sinh răng miệng cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, phương pháp sẽ tốn nhiều chi phí hơn.

Niềng răng mắc cài trong suốt
2. Chi phí niềng răng là bao nhiêu?
Chi phí niềng răng sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng và phương pháp mà khách hàng lựa chọn.
Tại nha khoa I-DENT giá niềng răng như sau:
CHỈNH NHA | |
Chỉnh nha cố định mắc cài thường | 15.000.000 VNĐ / Hàm |
Chỉnh nha cố định mắc sứ hoặc nhựa | 20.000.000 VNĐ / Hàm |
Chỉnh nha mắc cài mặt lưỡi hoặc Invisalign | 40.000.000 đến
45.000.000 VNĐ / Hàm |
Ngoài ra, tại nha khoa I-DENT toàn bộ chi phí thăm khám, tư vấn, chụp phim và kiểm tra định kỳ đều hoàn toàn miễn phí.
3. Một số mẹo chăm sóc khi niềng răng
Với hầu hết mọi người thì việc chải răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách đã có thể đảm bảo vệ sinh răng miệng, nhưng đối với người đang trong giai đoạn niềng răng vẫn chưa đủ. Cần phải lưu ý một số điều sau đây, để kết quả niềng răng được tốt nhất:
- Sử dụng bàn chải mini (bàn chải kẽ răng) sau khi đánh răng bằng bàn chải lớn, để lấy sạch các mảnh vụn thức ăn còn bám trên răng và nướu.
- Thường xuyên thay bàn chải khi bị xơ tua và bám dơ. Thông thường nên thay bàn chải 3 tháng 1 lần.
- Dùng chỉ tơ nha khoa: Đây là dụng cụ vệ sinh răng miệng cực kỳ nhỏ gọn và tiện lợi. Vì thế bạn nên dùng chỉ tơ ít nhất 2 lần/ngày hoặc tốt nhất là dùng chỉ tơ sau mỗi bữa ăn, vì chúng có tác dụng làm sạch những vị trí kẽ răng mà bàn chải không chải đến được.
- Máy tăm nước: Thiết bị này giúp làm sạch răng miệng bằng cách bắn ra một tia nước nhỏ để đẩy hết thức ăn thừa mắc ở răng trôi đi. Tia nước này rất dịu nhẹ nên ít có nguy cơ gây chảy máu nướu.

Sử dụng máy tăm nước
Đến nha khoa thăm khám định kỳ: Đây là việc không thể bỏ qua, nhằm hạn chế các bệnh lý xuất hiện trong giai đoạn niềng răng.