Nghiến Răng Gây Đau Đầu, Đau Thái Dương, Đau Hàm Phải Điều Trị Thế Nào?

Xương hàm liên kết trực tiếp với khớp thái dương và các sụn của tai. Chính vì vậy mà khi người bệnh nghiến răng, các cơ xương hàm sẽ tạo áp lực lên khớp thái dương, màng nhĩ. Từ đó gây nên các chứng đau xương quai hàm, đau đầu, đầu thái dương, đau tai… Hệ thần kinh bị ảnh hưởng sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Nên cần điều trị bệnh nghiến răng càng sớm càng tốt. 

1. Nghiến răng gây đau hàm

Đây là ảnh hưởng đầu tiên của bệnh nghiến răng. Từ tình trạng đau hàm có thể kéo theo các vấn đề khác như: đau thái dương, đau đầu,…

Người bị nghiến răng sẽ tạo ra các áp lực lên cơ hàm, gây đau, thậm chí là viêm nhiễm. Để tình trạng này kéo dài có thể gây nên lệch khớp cắn.

Ngoài việc gây đau hàm, nghiến răng còn có thể dẫn đến gãy răng, răng ê buốt và răng lung lay. Do đó, khi bị nghiến răng, bạn cần có phương án can thiệp kịp thời.

2. Nghiến răng gây đau thái dương

Nghiến răng thường xuyên với lực quá mạnh sẽ làm rối loạn cấu trúc mô khớp. Hoạt động cắn chặt răng khi nghiến gây đau cơ và hư hại khớp hàm (nằm trước tai) và các cơ xung quanh nó. Từ đó dẫn đến rối loạn khớp thái dương hàm.

Để điều trị tình trạng đau thái dương một cách hiệu quả, người bệnh cần giảm các áp lực cơ hàm do nghiến răng gây ra. Những phương pháp có thể sử dụng song hành với quá trình điều trị nghiến răng là:

  • Sử dụng thuốc giảm đau thuộc nhóm NSAIDS như ibuprofen hay paracetamol. Các loại thuốc này sẽ giúp bạn thoát khỏi cảm giác khó chịu nhanh chóng.
  • Massage khớp thái dương: Dùng ngón và ngón giữa ấn vào khu vực khớp thái dương bị đau. Xoa bóp nhẹ theo vòng tròn từ 5 – 10 vòng. Cơn đau của bạn sẽ được thuyên giảm nhanh chóng.
  • Tập thể dục, yoga hoặc thiền: Các bài tập thể dục, yoga hoặc thiền vừa giúp người bệnh thư giãn cơ, vừa giúp giảm căng thẳng. Đồng thời nâng cao được sức khỏe hơn.

3. Nghiến răng gây đau đầu

Nghiến răng tạo nên sự co cơ từng hồi hoặc liên tục trong thời gian dài. Sự co cơ này tác động lên dây thần kinh sọ thứ năm, gây nên tình trạng đau nửa đầu. Khi các mô cơ xuất hiện triệu chứng mỏi, đau và co thắt liên tục sẽ gây nên tình trạng đau cả đầu.

Ngoài ra đau đầu thường đi đôi với stress, căng thẳng. Mà đây lại là nguyên nhân chính gây nên tình trạng nghiến răng. Do vậy, người bị nghiến răng do căng thẳng tinh thần sẽ thường bị đau đầu đi kèm.

Các biểu hiện của bệnh đau đầu do nghiến răng có thể là đau nửa đầu, đau cả đầu. Các cơn đau, nhức xuất hiện liên tục kèm với các triệu chứng buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh.

Lúc này, người bệnh cần tìm các phương án điều trị nhằm giảm căng thẳng, áp lực khi học tập và làm việc. Để thần kinh thư giãn kết hợp điều trị tật nghiến răng để làm giảm đau đầu.

4. Cách điều trị bệnh nghiến răng

  • Giảm stress

Stress là nguyên nhân chính gây nên bệnh nghiến răng mất tự chủ cả khi thức lẫn khi ngủ. Bạn có thể giải tỏa stress bằng cách tập thể dục, thiền, yoga… Khi tinh thần và sức khỏe tốt, sẽ ngăn ngừa được bệnh nghiến răng.

  • Bổ sung Canxi và Magie

Việc thiếu Canxi và Magie cũng là nguyên nhân gây nên bệnh nghiến răng. Cần bổ sung 2 chất này để hỗ trợ hệ thần kinh hoạt động tốt hơn.

  • Sử dụng máng nhai để bảo vệ miệng

Máng nhai bảo vệ miệng được thiết kế vừa vặn với từng cấu tạo hàm. Vật liệu làm máng là từ nhựa Acrylic cứng, trong suốt và an toàn với cơ thể. Việc đeo máng nhai có tác dụng làm giảm lực ma sát giữa hai hàm răng khi nghiến răng.

  • Hạn chế sử dụng thức uống chứa caffeine và cồn

Các chất kích thích là một trong những nguyên nhân chính gây căng thẳng thần kinh. Làm cho giấc ngủ không sâu, dẫn đến hiện tượng nghiến răng. Người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày được khoa học hơn. Hạn chế thức ăn nhanh, bánh kẹo, đồ uống có gas, cafe, rượu, bia…

  • Thư giãn đúng cách trước khi ngủ

Nên dành ra 10 – 20 phút trước khi ngủ để thư giãn cơ thể. Bạn có thể áp dụng những phương pháp kết hợp như: Uống trà thảo mộc, xoa bóp cơ thể, sử dụng tinh dầu… Cơ thể của bạn sẽ được thư giãn, giúp giấc ngủ say hơn, không còn bị nghiến răng nữa.

  • Ngừng nhai những thứ không phải đồ ăn

Ngừng ngay những thói quen như nhai đầu ống hút, nhai đá, cắn xé đồ vật… Đây là một phần nguyên nhân gây nên bệnh nghiến răng và các ảnh hưởng xấu đến cơ hàm. Thêm nữa, việc này còn khiến vi khuẩn xâm nhập vào miệng, làm rối loạn hoạt động khoang miệng. Bạn có thể dùng kẹo cao su hoặc kẹo ngậm để thay thế.

Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể phải kết hợp nhiều phương án điều trị khác nhau để dứt điểm tình trạng nghiến răng.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ

Nếu bạn đang chịu ảnh hưởng do nghiến răng và không biết phương án điều trị nào là hiệu quả thì nên đến trực tiếp phòng khám của Nha Khoa I-DENT để được bác sĩ khám, chụp X – Quang và tư vấn miễn phí 100%.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline 094 1818 616 để được tư vấn thêm những thắc mắc của bạn.

Địa chỉ : CS1: 193A – 195 Hùng Vương, P.9, Quận 5

CS2: 19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Quận Bình Thạnh

About The Author

Reply