Lấy Tủy Răng Sữa Có Gây Hại Cho Răng Vĩnh Viễn Không?

Ống tủy răng sữa bị viêm là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em. Bởi các bé thường có những thói quen xấu gây hại cho răng như: ăn nhiều thực phẩm ngọt, không chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng… Trong trường hợp viêm tủy răng sữa nhưng không lấy tủy răng, sẽ dẫn đến răng bị viêm nhiễm, có mủ dưới chân răng và gây đau nhức cho các bé.

1. Diệt tủy răng sữa có ảnh hưởng gì đến răng vĩnh viễn không?

Răng sữa hay còn gọi là răng tạm thời sẽ mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi. Khi đến độ tuổi phát triển của trẻ, những chiếc răng sữa sẽ tự động rụng đi và được thế chỗ bởi răng vĩnh viễn.

Hình ảnh 1: Hình ảnh trẻ em

Răng sữa có vai trò rất quan trọng, góp phần kích thích quá trình mọc răng vĩnh viễn và hình thành một khuôn răng đều đặn trên cung hàm. Trong trường hợp răng sữa bị nhổ quá sớm sẽ tạo thành một khoảng trống, sẽ khiến các răng bên cạnh có xu hướng mọc lệch.

Tuy nhiên, có rất nhiều phụ huynh không quan tâm đến tình trạng răng sữa ở trẻ. Đến khi bé đau đớn quá nhiều mới đưa đến nha khoa, nhưng lúc này răng đã bị viêm tủy nặng, chỉ còn cách nhổ bỏ răng. Do đó ngay khi răng của trẻ xuất hiện những lốm đốm, lỗ sâu nhỏ trên bề mặt răng hoặc khi trẻ có cảm giác đau nhức răng, nên đưa trẻ đến nha khoa để điều trị viêm tủy kịp thời.

Hình ảnh 2: Hình ảnh viêm tủy răng sữa

Theo các bác sĩ nha khoa, việc điều trị răng sữa bị viêm tủy hoàn toàn không ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn. Ngược lại điều này còn giúp định hình khuôn hàm để răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí, tránh chen chúc gây xô lệch răng và trẻ có một hàm răng chắc khỏe về sau.

2. Điều trị tủy răng sữa có đau không?

Trong răng chứa rất nhiều mạch máu và dây thần kinh nên nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng quá trình lấy tủy răng sữa sẽ gây đau đớn hoặc ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ.

Thực tế việc lấy tủy răng sữa hoàn toàn không ảnh hưởng đến hệ thần kinh cũng như gây đau đớn như nhiều người lầm tưởng. Đồng thời, trước khi tiến hành diệt tủy các bác sĩ sẽ gây tê cục bộ, nên quá trình điều trị ống tủy răng sữa sẽ diễn ra nhẹ nhàng và không đau đớn cho trẻ.

Hình ảnh 3: Hình ảnh bác sĩ khám răng cho trẻ

3. Lấy tủy răng sữa bao nhiêu tiền?

Nếu trẻ đang gặp vấn đề về răng sữa, bố mẹ nên đưa bé đến các địa chỉ nha khoa uy tín để tiến hành tư vấn, thăm khám và chụp phim.

Tại nha khoa I-DENT toàn bộ chi phí kể trên đều được miễn phí. Bố mẹ của bé có thể tham khảo bảng giá điều trị răng sữa tại I-DENT dưới đây

TRÁM RĂNG – NỘI NHA (ĐIỀU TRỊ TỦY)
Trám răng sữa 70.000 VNĐ / Răng
Điều trị tủy răng sữa 250.000 VNĐ / Răng

175.000 VNĐ / Răng (Giảm 30%)

 

4. Quy trình điều trị tủy răng sữa tại nha khoa I-DENT

Quy trình lấy tủy răng sữa gồm 5 bước nghiêm ngặt:

  • Bước 1: Thăm khám và chụp X – Quang

Khi đưa trẻ đến nha khoa I-DENT, bước đầu tiên sẽ được các bác sĩ thăm khám sơ bộ tình trạng răng và tiến hành chụp phim X-Quang.

Kết quả chụp phim X-Quang sẽ cho biết chiều dài ống tủy, tình trạng và mức độ viêm tủy răng sữa. Từ đó bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị cho trẻ.

  • Bước 2: Vệ sinh khoang miệng và gây tê

Bác sĩ tiến hành vệ sinh khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn và các tác nhân có nguy cơ gây nhiễm trùng răng. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cho trẻ.

  • Bước 3: Đặt đế cao su

Đế cao su được đặt ôm sát vào răng của trẻ nhằm ngăn chặn các hóa chất khi điều trị ống tủy răng sữa không rơi vào đường tiêu hóa.

  • Bước 4: Tiến hành lấy tủy răng cho bé

Bác sĩ sẽ mở một đường trên bề mặt răng thông đến ống tủy và hút sạch tủy chết ra ngoài.

  • Bước 5: Trám bít ống tuỷ

Sau khi lấy sạch tủy chết, bác sĩ sẽ tạo hình ống tủy và lấp đầy buồng tủy trống bằng vật liệu Gutta Percha. Đồng thời kê thuốc giảm đau cho trẻ.

Hình ảnh 4: Hình ảnh quy trình điều trị tủy 5 bước tại I-DENT

5. Một số cách giúp phòng ngừa viêm tủy ở trẻ

Trẻ em dễ bị viêm tủy răng sữa thường là do thói quen ăn đồ ngọt, uống nước ngọt dẫn đến sâu răng. Chỉ cần cho trẻ hạn chế ăn đồ ngọt, tinh bột, nước uống có gas… và chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp phòng ngừa viêm tủy ở trẻ hiệu quả.

  • Hướng dẫn trẻ chải răng theo vòng tròn hoặc chiều dài thân răng.
  • Chải răng ít nhất 1 ngày 2 lần, sáng và tối.
  • Không chải răng ngay sau khi ăn vì lúc này lượng axit trong miệng khá cao do tiết ra để tiêu hóa thức ăn.
  • Cho trẻ sử dụng chỉ nước sát khuẩn để làm sạch kẽ răng.
  • Đưa trẻ đi khám răng và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần.

 

About The Author

Reply