Cách Lấy Tủy Răng Cửa Như Thế Nào? Giá Lấy Tủy Bao Nhiêu?

Tủy răng cửa là phần mô mềm nằm ở trung tâm của răng cửa. Tủy răng chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh, có chức năng dẫn truyền cảm giác và các chất dinh dưỡng để nuôi răng. Khi răng bị vi khuẩn tấn công, phá hoại đến tủy, gây chết tủy thì cần tiến hành lấy tủy ngay nhằm đảm bảo sức khỏe răng miệng. Răng cửa có cấu tạo hình bản dẹp nên quá trình lấy tủy cần độ chính xác cao, để hạn chế tối đa việc tổn hại cấu trúc răng thật. 

1. Lấy tủy răng cửa có đau không?

1.1 Viêm tủy răng cửa có gì nguy hiểm?

Người bị viêm tủy nguyên nhân chính là từ bệnh sâu răng, khiến răng xuất hiện trình trạng sưng tấy. Đồng thời, vùng mô nướu cũng bị sung huyết. Các mạch máu bị giãn ra, làm tăng áp lực trong lòng mạch.

Răng cửa khi bị viêm tủy sẽ bị ê buốt và đau nhức. Dần dần, các mạch máu nuôi răng cũng mất đi, khiến răng bị chết tủy.

Răng cửa chết tủy không được điều trị sẽ gây viêm quanh chóp chân răng, áp xe răng, thậm chí là nhiễm trùng đường huyết rất nguy hiểm.

Hình 1: Viêm tủy răng cửa gây viêm quanh chóp răng

1.2 Lấy tủy răng là gì? Có đau không?

Lấy tủy răng là phương pháp loại bỏ phần tủy chết ra khỏi cấu trúc răng, giúp răng không còn ê buốt hoặc đau nhức. Với sự phát triển của nền nha khoa hiện nay, bạn hoàn toàn yên tâm là việc chữa tủy răng cửa không hề gây đau đớn.

Trong quá trình lấy tủy, bác sĩ sẽ gây tê. Thế nên, bạn sẽ chỉ cảm thấy tê cứng ở phần răng lấy tủy chứ hoàn toàn không đau đớn, ê buốt gì. Tủy chết sau khi được làm sạch sẽ được trám bít lại bằng vật liệu chuyên dụng.

Vài giờ sau khi điều trị, bạn có thể sẽ cảm thấy hơi ê buốt do mô mềm và các dây thần kinh chưa thích nghi với ống tủy mới tạo. Tuy nhiên, cảm giác ê buốt sẽ kết thúc nhanh chóng và không ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh hoạt hay ăn uống của bạn.

Nếu tình trạng ê buốt, đau đớn kéo dài, bạn cần quay trở lại nha khoa để kiểm tra. Nguyên nhân có thể là tủy hư vẫn chưa được lấy sạch, sai sót trong quá trình tái tạo ống tủy hoặc dụng cụ y tế không đảm bảo gây kích ứng. Lúc này, cần có những biện pháp can thiệp kịp thời để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn.

Hình 2: Lấy tủy răng cửa hoàn toàn không đau

2. Lấy tủy răng cửa như thế nào?

2.1 Khi nào nên lấy tủy răng cửa?

Khi bị viêm tủy răng cửa, nhiều người muốn lấy tủy để chấm dứt đau đớn. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng nên lấy tủy. Do tủy răng cửa có chức năng quan trọng là duy trì sự sống cho răng, nên răng sau khi lấy tủy sẽ bị giòn, dễ vỡ. Bạn chỉ nên lấy tủy răng cửa trong những trường hợp sau:

  • Răng cửa bị viêm tủy gây đau nhức liên tục, đặc biệt là vào ban đêm. Kéo theo cả việc đau thái dương, đau đầu. Dù có uống thuốc giảm đau cũng không thuyên giảm.
  • Phần nướu xung quanh răng cửa bị sưng đỏ, xuất hiện những ổ mủ trắng.
  • Răng cửa bị chết tủy hoàn toàn, không có khả năng phục hồi.

Một điều bạn cần lưu ý là răng đã bị chết tủy thì hoàn toàn không có khả năng phục hồi. Nên khi vừa có dấu hiệu răng bị sâu, ăn uống đồ nóng, lạnh bị ê buốt thì bạn phải đến nha khoa kiểm tra và điều trị kịp thời.

Hình 3: Chỉ nên lấy tủy khi tủy đã chết hoàn toàn

2.2 Quy trình lấy tủy răng cửa tại Nha khoa I-DENT

Quy trình lấy tủy răng cửa tại Nha khoa I-DENT gồm 5 bước nghiêm ngặt:

  • Bước 1: Thăm khám, chụp X – Quang

Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X – Quang và xem xét tình trạng viêm tủy răng cửa như thế nào. Đồng thời xác định chiều dài của ống tủy, vị trí các ổ vi khuẩn khác quanh chân răng.

  • Bước 2: Vệ sinh khoang miệng và gây tê

Việc vệ sinh khoang miệng giúp loại bỏ các vi khuẩn, để quá trình lấy tủy được diễn ra an toàn và không bị nhiễm trùng. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cho bệnh nhân.

  • Bước 3: Mở tủy và làm sạch ống tủy

Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ nha khoa như mũi khoan và dũa răng để mở một đường dẫn đến ống tuỷ. Sau đó hút sạch tủy chết và vi khuẩn ra ngoài. Tiếp theo là tạo hình ống tủy để chuẩn bị trám.

  • Bước 4: Trám bít ống tủy

Ống tủy sẽ được trám bít bằng chất liệu nha khoa chuyên dụng. Bệnh nhân sẽ được chụp phim lại một lần nữa để kiểm tra tổng quát và hoàn tất quá trình lấy tủy.

  • Bước 5: Phục hình cấu trúc răng

Sau khi trám bít ống tủy, phần thân răng đã bị khoan cũng cần được trám hoặc bọc lại sứ để phục hình. Thông thường, bác sĩ sẽ khuyên bọc sứ để răng cửa đảm bảo chức năng cắn xé. Không nên trám phục hình vì các vật liệu trám khi áp dụng với răng cửa thường dễ bị rơi ra ngoài.

Video quy trình lấy tủy tại Nha khoa I-DENT 

Lấy tủy răng cửa giá bao nhiêu?

Chi phí lấy tủy răng cửa một chân tại Nha khoa I – DENT từ 400.000 đến 500.000 VNĐ/Răng. Chi phí này bao gồm toàn bộ các dịch vụ thăm khám, chụp X – Quang và các dịch vụ đi kèm. Nếu có phát sinh gì thêm sẽ được thông báo rõ ràng đến bệnh nhân.

Bạn có thể tham khảo bảng giá điều trị tủy tại Nha khoa I – DENT dưới đây:

 

NỘI NHA (ĐIỀU TRỊ TỦY)
Điều trị tủy răng sữa 250.000/ Răng
Điều trị tủy răng vĩnh viễn một chân  

400.000 đến 500.000 VNĐ / Răng

Điều trị tủy răng vĩnh viễn  nhiều chân  

700.000 đến 800.000 VNĐ / Răng

Điều trị tủy lại 1000.000 VNĐ / Răng

 

Khi đến nha khoa I-DENT, bạn sẽ được thăm khám, chụp phim và tư vấn hoàn hoàn miễn phí.

Lấy tủy răng cửa tuy đơn giản và dễ dàng thực hiện hơn các răng khác, nhưng bác sĩ vẫn phải đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt các quá trình. Việc lấy tủy cần tỉ mỉ, chính xác, không để sót tủy hư trong chân răng. Bác sĩ cũng phải thực hiện nhẹ nhàng vì đây là phần mô mềm nhạy cảm, chứa nhiều dây thần kinh, dễ bị kích ứng. Do đó, bạn cần tìm đến những nha khoa uy tín, có bác sĩ tay nghề giỏi để lấy tủy răng cửa, nhằm hạn chế những biến chứng đối với sức khỏe răng miệng.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ

Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ lấy tủy răng cửa mà vẫn chưa biết thực hiện ở nha khoa nào, bạn lo lắng về giá và thời gian thực hiện mất bao lâu thì nên đến trực tiếp phòng khám của Nha Khoa I-DENT để được bác sĩ khám, chụp X – Quang và tư vấn miễn phí 100%.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline 094 1818 616 để được tư vấn thêm những thắc mắc của bạn.

Địa chỉ : CS1: 193A – 195 Hùng Vương, P.9, Quận 5

CS2: 19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Quận Bình Thạnh

“Nha khoa Implant I-DENT không chỉ mang đến cho bệnh nhân một hàm răng mới, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt và tính thẩm mỹ cao. Chúng tôi hướng đến sức khỏe lâu dài và sự hài lòng tuyệt đối của từng bệnh nhân, qua đó để góp phần tạo kiến tạo nên những nụ cười hạnh phúc trọn vẹn cho cộng đồng.” (Tiến sĩ- Bác sĩ Nguyễn Hiếu Tùng)

 

About The Author

Reply