Bảng Giá Làm Răng Giả Tháo Lắp Mới Nhất Tại Nha Khoa I-Dent

Bảng giá làm răng giả tháo lắp ở mỗi nha khoa sẽ khác nhau. Nên việc các nha khoa công khai giá trên website, sẽ giúp khách hàng dễ so sánh và lựa chọn được nha khoa phù hợp để làm răng tháo lắp. Khi đọc bảng giá làm răng giả tháo lắp, khách hàng cần chú ý đến loại răng, loại hàm và các chi phí phụ đi kèm. Tránh khi bác sĩ tư vấn, lại có những chi phí phát sinh không nêu trong bảng giá. 

1. Bảng giá làm răng giả tháo lắp tại Nha khoa I-DENT

Bảng giá làm răng giả tháo lắp luôn được công khai trên website Nha khoa I-DENT một cách minh bạch và rõ ràng, cam kết không phát sinh thêm bất cứ chi phí nào khác.

Trong bảng giá có 2 phần là chi phí của răng và chi phí của hàm khung. Đối với người mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm cần thực hiện phục hình cả hai bộ phận này. Do đó, chi phí sẽ được tính cho cả 2 phần này.

RĂNG THÁO LẮP
Răng nhựa    300.000 VNĐ/ Răng
Răng sứ tháo lắp    1.000.000 VNĐ/ Răng
Hàm khung    1.500.000 VNĐ/ Hàm

(Không kể răng)

Hàm Biosoft    4.000.000 VNĐ/ Hàm

(Không kể răng)

Hàm khung liên kết    8.000.000 – 10.000.000 VNĐ/ Hàm

(Kể cả răng)

 

2. Chi phí trồng răng giả tháo lắp phụ thuộc vào những yếu tố nào?

2.1 Loại hàm giả (hàm nền) tháo lắp phục hình

Nhìn theo bảng giá, bạn có thể thấy hàm khung có chi phí rẻ nhất, đến hàm Biosoft và cuối cùng là hàm khung liên kết. Sự chênh lệch chi phí này xuất phát từ đặc điểm cấu tạo của mỗi loại.

Hàm giả phục hình hay còn gọi là hàm nền, có chức năng neo giữ các răng giả, từ đó, hàm sẽ gắn trực tiếp lên nướu để sử dụng. Mỗi loại hàm sẽ phù hợp với những trường hợp mất răng khác nhau. Có dạng tháo lắp toàn hàm, có dạng tháo lắp răng riêng lẻ.

Hiện nay, có 3 loại hàm phổ biến nhất:

2.1.1 Hàm khung

Hàm khung tháo lắp được làm chủ yếu bằng khung kim loại hoặc hợp kim titan. Thiết kế khung hàm có tay móc và tựa đặt lên răng trụ. Loại hàm này áp dụng cho những trường hợp mất nhiều răng riêng lẻ và các răng thật còn lại phải còn chắc chắn.

Ưu điểm của loại hàm này là chắc chắn hơn hàm nhựa, không gây vướng quá nhiều và dễ vệ sinh. Tuy nhiên, cũng có một nhược điểm là phần khung kim loại móc vào thân răng có thể gây mất thẩm mỹ.

Hình 1: Hàm khung tháo lắp

2.1.2 Hàm Biosoft

Đây là một loại hàm tháo lắp toàn hàm bằng nhựa dẻo Biosoft, được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Chất liệu nhựa tổng hợp đúc thành những nền hàm vừa vặn với khuôn hàm của bạn. Răng giả được gắn trực tiếp lên đó. Và cuối cùng là dán vào nướu bằng keo dán chuyên dụng. Loại hàm này áp dụng với những trường hợp mất răng toàn hàm.

Hình 2: Hàm Biosoft tháo lắp

2.1.3 Hàm khung liên kết

Hàm khung liên kết là dạng hàm được cấu thành bởi những liên kết chặt chẽ, làm cho hàm ổn định và chắc chắn hơn. Hàm khung liên kết có khả năng ăn nhai tốt hơn và ít cồng kềnh hơn hàm nhựa tháo lắp.

Hàm khung liên kết sẽ tựa vào răng thay vì tựa vào niêm mạc, nên hạn chế gây ra các tổn thương cho vùng nướu hay các mô mềm. Việc vệ sinh răng miệng và vệ sinh hàm giả cũng đơn giản hơn.

Hình 3: Hàm khung liên kết tháo lắp 

2.2 Loại răng giả và số lượng răng cần phục hình

Bên cạnh hàm nền, chi phí làm răng tháo lắp sẽ dựa vào loại răng được sử dụng. Có 3 loại răng giả được phục hình cho hàm tháo lắp là răng nhựa, răng Titan và răng sứ. Do răng Titan có màu sắc kém thẩm mỹ nên ít được sử dụng hơn 2 loại răng kia. Răng sứ có màu trắng tự nhiên và cứng chắc hơn răng nhựa.

Bạn phục hình bao nhiêu răng thì lấy giá tiền của một răng nhân với số lượng, sẽ ra được chi phí.

2.3 Chính sách của nha khoa

Mỗi nha khoa có một chính sách giá khác nhau. Các yếu tố về bác sĩ, trang thiết bị, máy móc, cơ sở hạ tầng, … cũng quyết định giá của hàm tháo lắp là bao nhiêu.

Ngoài ra, các chương trình ưu đãi nhân những dịp đặc biệt là cơ hội để bạn sử dụng dịch vụ trồng răng giả tháo lắp hoặc các dịch vụ nha khoa khác với mức giá tiết kiệm hơn. Bạn có thể tham khảo thông tin ưu đãi trên website của nha khoa hoặc liên hệ trực tiếp để được tư vấn cụ thể.

Hình 4: Bảng giá làm răng tháo lắp phụ thuộc vào chính sách nha khoa 

3. Quy trình thực hiện làm răng giả tháo lắp

  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng quát và sức khỏe răng miệng của bệnh nhân, xem có đủ điều kiện để sử dụng hàm tháo lắp hay không. Nếu răng miệng đang mắc các vấn đề bệnh lý thì phải điều trị trước.

Bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bệnh nhân rõ về quy trình thực hiện, cách chọn lựa loại răng, loại hàm cho phù hợp.

Hình 5: Thăm khám và tư vấn 

  • Bước 2: Lấy dấu hàm

Lấy dấu mẫu hàm để thiết kế ra hàm tháo lắp vừa vặn với khuôn hàm và phù hợp với yêu cầu của bệnh nhân.

Hình 6: Lấy dấu hàm 

  • Bước 3: Vệ sinh khoang miệng

Việc vệ sinh răng miệng bằng nước súc miệng, cạo vôi, đánh bóng răng nhằm đảm bảo răng miệng sạch sẽ, tránh tình trạng viêm nhiễm khi lắp răng giả vào.

Hình 7: Vệ sinh khoang miệng 

  • Bước 4: Lắp răng giả lên cung hàm vào

Hàm răng giả sau khi được thiết kế hoàn thiện sẽ được gắn thử lên hàm để kiểm tra độ thích hợp giữa răng giả và nướu. Bệnh nhân cắn thử khớp cắn. Nếu có cộm cấn, khó chịu sẽ được điều chỉnh lại cho phù hợp.

Sau khi răng giản đã vừa vặn với khung hàm, bác sĩ sẽ dán trực tiếp vào hàm.

Hình 8: Lắp hàm vào khoang miệng  

4. Mẹo tránh phát sinh chi phí khi đi trồng răng giả

Khi đọc bảng giá, điều bạn lo lắng là chi phí này có phát sinh khoảng nào nữa không? Vì vậy, khi tư vấn ở các nha khoa, bạn cần chú ý những vấn đề sau để tránh phát sinh chi phí:

  • Xem chi phí trên bảng giá đã bao gồm khung hàm và răng hay chưa?
  • Nói rõ với tư vấn viên về số lượng và vị trí răng mất của bạn để được tư vấn về phương án, cũng như được tính tổng chi phí trước.
  • Trong quá trình thực hiện, nếu bác sĩ tư vấn phương pháp khác hoặc điều trị thêm về phần bệnh lý, thì bạn phải hỏi rõ về chi phí.

Hàm tháo lắp là kỹ thuật đơn giản, cũng như rẻ nhất trong các phương pháp phục hình răng mất hiện nay. Tuy nhiên, tuổi thọ của hàm răng tháo lắp lại rất ngắn, sau từ 3 – 5 năm là bạn phải thay hàm mới, tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Bên cạnh đó, khả năng ăn nhai hạn chế và vệ sinh khó khăn cũng là những nhược điểm lớn của hàm tháo lắp. Do đó, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng hàm giả tháo lắp.

Nếu đủ điều kiện về sức khỏe và tài chính, bạn nên cân nhắc đến phương án trồng răng cố định bằng trụ Implant, đảm bảo nhiều lợi ích về chi phí, thời gian và hiệu quả sử dụng.

About The Author

Reply